Bạn làm gì khi trẻ nhỏ biếng ăn chậm lớn và còi xương
1. Một số nguyên nhân trẻ biếng ăn, chậm lớn:
- Yếu tố bệnh lý:
+ Bé mắc các bệnh như tiêu chảy, sốt, rối loạn tiêu hóa,...đặc biệt là những bệnh lý nhiễm khuẩn. Quá trình chăm sóc trong và sau thời gian bé bệnh không đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết.
+ Mẹ gặp phải các bệnh lý dẫn đến tình trạng cắt sữa sớm.
- Chế độ dinh dưỡng:
+ Do thiếu kiến thức nuôi con, nhiều mẹ cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, không để con bú sữa mẹ trong khoảng 12 tháng đầu, và không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết theo từng độ tuổi.
+ Điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến bữa ăn nghèo nàn, không đủ dưỡng chất cho cả bé và mẹ.
- Yếu tố khác:
+ Lúc trẻ sinh ra nhẹ hơn 2.500g
+ Gia đình nhiều con, sinh đôi, sinh ba,... trong khi điều kiện kinh tế không đáp ứng đủ.
+ Mẹ ít sữa hoặc mất sữa.
+ Bé mắc các bệnh lý bẩm sinh.
+ Môi trường sống tiềm ẩn nhiều nguồn lây bệnh.
2. Hệ quả của trẻ biếng ăn, còi, nhẹ cân:
- Sức khỏe, hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, quá trình học tập cũng như năng suất lao động sau này.
- Khi trưởng thành, trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý không lây nhiễm như tiểu đường, xương khớp, ung thư,.
- Ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý do thua thiệt với các bạn bè đồng trang lứa.
3. Chăm sóc trẻ biếng ăn, còi, nhẹ cân:
- Cho trẻ ăn chín uống sôi. Vệ sinh kỹ dụng cụ nấu ăn, khay đựng thức ăn, muỗng,...
- Chọn lựa kỹ thực phẩm, tránh những nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc, đông lạnh lâu ngày.
- Vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ cho con (tay, chân, răng, miệng…), đặc biệt vào mùa hè.
- Mặc đủ ấm cho trẻ vào mùa đông để tránh việc trẻ bị nhiễm lạnh, cảm cúm.
- Quần áo, khăn, giày dép của trẻ cần giặt sạch, phơi khô dưới nắng.
- Khi trẻ bệnh, nếu có thể điều trị tại nhà thì mẹ cần lựa chọn phương pháp điều trị đúng. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất có thể để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
4. Phòng ngừa tình trạng biếng ăn, còi, nhẹ cân:
- Vận động: Hoạt động tích cực sẽ giúp trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, khiến trẻ mau đói, và kích thích sự ham muốn ăn uống tự nhiên ở trẻ. Mỗi ngày mẹ nên cho con ở ngoài trời hoạt động từ 30 – 60’ để giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn.
- Đa dạng món: Cho trẻ ăn đa dạng các món, bổ sung 1 – 2 bữa phụ mỗi ngày. Đảm bảo trẻ ăn đủ 5 nhóm thực phẩm chính bao gồm: tinh bột, ngũ cốc, thịt, rau và trái cây.
- Thêm đạm, canxi: Với những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mẹ cần chú ý tăng cường bổ sung nhiều hơn các loại thức ăn giàu chất đạm và canxi như: trứng, sữa, thịt bò, thịt gà, cá, tôm, cua, hàu và các loại đậu. Đặc biệt, mẹ có thể cho trẻ uống sữa đều đặn mỗi ngày, để vừa cung cấp canxi lẫn các vi chất quan trọng khác, nhằm tạo đà phát triển cho xương.
- Ngủ khỏe: Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, trẻ cần được ngủ ít nhất 8 – 10 tiếng/ ngày. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ thích thú, hào hứng hơn trong việc học tập, vui chơi và vận động thể chất để tăng trưởng chiều cao.
5. Tham khảo sản phẩm Nhân Sâm cho trẻ em:
- Nhân Sâm cực kỳ bổ dưỡng cho trẻ nhỏ, Nhân Sâm chứa thành phần hoạt chất cực kỳ quý giá – Ginsenoside.
- Nhân Sâm kích thích hormone tăng trưởng của trẻ giúp trẻ mau lớn, khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
- Ginsenoside Rb1, Rg1 trong Nhân Sâm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, cải thiện tư duy, giúp tinh thần luôn tỉnh táo minh mẫn.
- Nhân Sâm có thể kích thích khả năng hấp thu dinh dưỡng của dạ dày, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Chứa đựng hàm lượng các chất chống oxy hóa mạnh, giúp giảm nguy cơ tổn thương, làm chậm quá trình thoái hóa và chết đi của tế bào, tăng cường sức bền của cơ thể.
- Nhân Sâm có khả năng kháng khuẩn cực tốt, có thể hỗ trợ và phòng ngừa các loại bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa của trẻ.
- Nhân sâm là thượng dược đại bổ chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng và dược lý cho cơ thể, nhưng phải sử dụng đúng cách mới đem lại đúng công dụng như mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ em:
- Liều lượng: Không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều, hạn chế liều lượng càng ít càng tốt, từ 0,5-3g trong ngày. Cần cách thời gian sử dụng, không nên sử dụng quá liều lượng quy định, sử dụng đúng liều lượng để bé dần hấp thụ lượng dưỡng chất lớn.
- Không sử dụng sâm tươi cho bé: Sâm tươi có tính hàn, hơi độc nên không được cho bé dùng. Để thay thế sâm tươi các mẹ nên cho bé dùng hồng sâm. Nước hồng sâm trẻ em có dược tính ôn thuần, lành tính, được điều chế dành riêng cho độ tuổi các bé.
- Không cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng sâm: Hệ tiêu hóa của các bé còn đang rất yếu, chưa thể hấp thụ được các dưỡng chất từ nhân sâm được.Điều đó sẽ gây lãng phí không hiệu quả mà còn có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Lưu ý: Nên sử dụng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của từng sản phẩm
- Tham khảo sản phẩm Sâm cho trẻ em tại: https://nuisamhanquoc.com/hong-sam-han-quoc-cho-be